Hỗ trợ đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực ngành dịch vụ lưu trú
Chuyển giao chương trình và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy nâng cao kỹ năng nghề hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp phái cử khi không chỉ gia tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh cho người lao động khi làm việc ở các nước phát triển, đồng thời mở ra thêm nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến cho nguồn lực dồi dào trong nước. Hay nói cách khác, đào tạo chính là “khớp nối” giải quyết các vấn đề giữa các bên cầu và cung.
Mới đây, Lễ khởi động dự án hỗ trợ đào tạo và giao lưu trao đổi nguồn nhân lực ngành dịch vụ lưu trú đã được tổ chức long trọng tại Trung tâm đào tạo chất lượng cao trực thuộc Tập đoàn JHL Việt Nam, đánh dấu sự đồng lòng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Dựa vào thoả thuận hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản được ký vào năm 2019, biên bản thoả thuận hợp tác nhằm xây dựng và triển khai các tài liệu giảng dạy về ngành dịch vụ lưu trú cũng được ký kết giữa Tập đoàn JHL Việt Nam và Công ty cổ phần SKT Alliance Nhật Bản.

Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn JHL Việt Nam và Công ty Cổ phần SKT Alliance Nhật Bản
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan chia sẻ những kỳ vọng trong việc định hướng và đào tạo kỹ năng nghề toàn diện cho người lao động. “Sẽ không có rào cản nào cho lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài khi đã được đào tạo chuẩn chỉnh ngay từ đầu, như tác phong, ngôn ngữ, nghiệp vụ và cả văn hoá”.
Ông Takemura Tomofumi, Giám đốc thường trực Hiệp hội Lữ quán - Khách sạn Nhật Bản bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác thúc đẩy đào tạo, gia tăng nguồn lực chất lượng thúc đẩy ngành lưu trú bứt phá sau đại dịch.
Ông Nghiêm Quốc Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn JHL chia sẻ về nỗ lực nâng tầm chất lượng nhân lực Việt trên thị trường quốc tế. Tập đoàn JHL đang là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực phát triển nguồn lực và phái cử lao động chất lượng cao trong và ngoài nước với hơn 20 năm kinh nghiệm. Tính đến năm 2021, đã có gần 50.000 lao động được phái cử đến 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, Tập đoàn JHL kiến tạo cơ hội việc làm cho người lao động, gia tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp. Đặc biệt tại thị trường trọng điểm Nhật Bản, Tập đoàn đã kết nối cùng các nghiệp đoàn uy tín cung ứng hơn 11.000 lao động chất lượng cao thành thạo ngôn ngữ, kỹ năng và nghiệp vụ.
Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủng hộ và tạo điều kiện, Tập đoàn JHL hiện đang triển khai mô hình Hệ sinh thái JHL dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là mô hình thí điểm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đứng ra kết nối với các tỉnh, thành song hành cùng Tập đoàn trong hoạt động tuyển chọn, tư vấn hướng nghiệp và bố trí việc làm cho lao động.
Thái An
Bài viết liên quan
- Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: Mở rộng thị trường, phát triển mạnh...
- Xuất khẩu lao động 2021: Đâu là điểm đến chất lượng, an toàn?
- Quốc hội thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Việt Nam - Cộng hòa Séc: Hợp tác đào tạo trong lĩnh vực điều dưỡng viên, y bác...
- Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
- Cơ hội cho những sinh viên nghèo sang thực tập tại Nhật Bản
- Hàn Quốc - Việt Nam: Hợp tác chặt chẽ về tuyển dụng lao động
- Nga sẽ tiếp nhận 20.000 lao động Việt mỗi năm
- Nhật muốn tuyển 10.000 điều dưỡng viên Việt Nam
- Cơ hội rộng mở cho Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản