Năm 2017: Xuất Khẩu gần 5.000 lao động thuyền viên
Thứ sáu, Ngày 02/03/2018 10:35
Theo số liệu của Ban cung ứng thuyền viên tàu cá – Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, năm 2017 xuất khẩu gần 5.000 lao động thuyền viên tàu cá sang làm việc tại các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Nhằm đánh giá tổng quan về thị trường Xuất khẩu lao động thuyền viên năm 2017, ngày 19/12, Ban cung ứng Thuyền viên tàu cá - Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đã tổng kết công tác xuất khẩu thuyền viên năm 2017. Tham dự có ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội, ông Nguyễn Xuân An- Phó chủ tịch Hiệp hội, ông Bùi Ngọc Hùng - Phó phòng Đài Loan Châu Mỹ - Cục quản lý lao động Ngoài nước.

Hội nghị tổng kết công tác xuất khẩu thuyền viên của Ban tàu cá
Ông Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Trung tâm Đào tạo xuất khẩu lao động và Du lịch Servico HaNoi – Trưởng ban cung ứng Thuyền viên tàu cá cho biết: “ Năm 2017, trước những khó khăn về thị trường cung ứng lao động thuyền viên. Thị trường nội, do số lượng cung ứng thuyền viên còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa đột phá, tìm kiếm nguồn lao động ở các địa phương khác, mới chủ yếu tập trung tuyển chọn tại các tỉnh truyền thống như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... trình độ dân trí của thuyền viên đa số là rất thấp, bản năng sống theo tự nhiên là nhiều, ý thức chấp hành pháp luật kém…, thị trường ngoại, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài cùng đưa lao động sang làm thuyền viên tại các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng 15 doanh nghiệp của Ban cung ứng Thuyền viên tàu cá - Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, trong năm đã cung ứng gần 5.000 thuyền viên cho các tàu cá nước ngoài (chủ yếu là các tàu cá đánh bắt xa bờ”.
Cũng tại hội nghị, một số ý kiến của các doanh nghiệp nêu những khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thuyền viên đã được lãnh đạo Hiệp hội Xuất khẩu lao động và đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước tiếp thu để báo cáo các cơ quan chức năng, các bộ ngành “tháo gỡ” cho doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị, một số ý kiến của các doanh nghiệp nêu những khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thuyền viên đã được lãnh đạo Hiệp hội Xuất khẩu lao động và đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước tiếp thu để báo cáo các cơ quan chức năng, các bộ ngành “tháo gỡ” cho doanh nghiệp.
Nguồn: M.QUANG - Báo Dân Sinh
Bài viết liên quan
- Từng bước khôi phục hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Xuất khẩu lao động 2021: Đâu là điểm đến chất lượng, an toàn?
- ILO cam kết hỗ trợ Việt Nam thực thi luật mới về người lao động Việt Nam đi...
- Quốc hội thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Thông báo đơn hàng Nhật Bản tháng 01/2021
- Việt Nam - Cộng hòa Séc: Hợp tác đào tạo trong lĩnh vực điều dưỡng viên, y bác...
- Quảng Trị: Xuất khẩu lao động thu về hơn 1.100 tỷ đồng mỗi năm
- Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
- Cơ hội cho những sinh viên nghèo sang thực tập tại Nhật Bản
- Hàn Quốc - Việt Nam: Hợp tác chặt chẽ về tuyển dụng lao động