GIỚI THIỆU VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG XKLĐ CHÍNH
Giới thiệu thị trường XKLĐ Nhật Bản
Thời gian gần đây, đơn đặt hàng tuyển dụng lao động của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong việc tuyển dụng và quản lý lao động cũng khiến người lao động gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trường này.
Nhiều cơ hội xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), thị trường cung ứng và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 đang dần ổn định và phát triển theo xu thế tăng về số lượng, ngành nghề. 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK được 8.168 lao động sang thị trường Nhật Bản, các ngành nghề cũng đa dạng hơn từ chỗ chỉ tiếp nhận lao động thuộc các ngành nghề kĩ thuật, cơ khí thì giờ đây Nhật Bản đã mở rộng thêm một số ngành cho lao động Việt Nam như: nông nghiệp, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất… Đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động.
Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có hơn 100 doanh nghiệp có chức năng đưa lao động trong nước đi tu nghiệp tại Nhật với số lượng đơn hàng ngày càng tăng cao so với trước cùng các điều khoản có lợi cho người lao động. Nhiều đơn hàng và vị trí công việc được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam.
Đặc biệt, mới đây Việt Nam đã chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XK lao động Việt Nam lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật.
Để được tham gia chương trình này, người lao động Việt Nam cần phải có các tiêu chuẩn như: Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên.
Nhiều lựa chọn ngành nghề cho người lao động
Năm 2013, dự kiến Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tuyển chọn 150 ứng viên để đào tạo miễn phí vào cuối năm 2013, trên cơ sở đó sẽ chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật làm việc vào đầu năm 2014.
Có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì tuy các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe.
Hiện nay, hầu hết các đơn đặt hàng của Nhật Bản đều không tiếp nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp, lao động cơ bản mà chỉ nhận dưới hình thức tu nghiệp và thực tập sinh vào Nhật Bản nhằm nâng cao tuy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hàng năm, Việt Nam cử sang Nhật khoảng 10.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao, đứng thứ 2 trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật. Hiện có khoảng trên 20.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động có tay nghề của Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…
Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 – 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
Để nâng cao được số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản, phía Nhật Bản còn hợp tác với một số trường đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Quốc gia, Đại học Công nghiệp trong việc đào tạo và trao đổi lao động chất lượng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam nhận được sự đào tạo từ một nước có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản.
Giới thiệu thị trường XKLĐ Đài Loan
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động Đài Loan là một cụm từ quen thuộc đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ.
Đây là một con đường mới rộng mở và đầy hứa hẹn dành cho những người muốn tìm một công việc lương cao, ổn định. Đặc biệt khi bước vào xu thế hội nhập, việc đăng ký tham gia xuất khẩu lao động sang Đài Loan càng trở nên dễ dàng hơn.
Riêng với thị trường Đài Loan, chỉ trong năm 2020 có đến 56.610 người lao động xuất cảnh, tăng 21,87% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp cung ứng được 5.956 người. Trong tháng 9 con số này là 7.988 người, tăng 31,38% so với tháng 8 liền kề.
Tính trên tổng hơn 100,000 người lao động Việt Nam xuất cảnh 2020 đi làm việc tại nước ngoài thì hiện tại thị trường Việt Nam đang đứng đầu về số lượng. Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng Trung Đông,…
Qua các con số trên hẳn mọi người thấy rằng việc đi Đài Loan làm việc đang rất tiềm năng, bởi vì đây là một chương trình hấp dẫn thu hút được nhiều người lựa chọn.
Tính đến thời điểm hiện tại tình hình dịch COVID-19 ở Đài Loan luôn được kiểm soát chặt chẽ và tuyệt đối. Số ca nhiễm mới gần như không có, chính vì thế nên hoạt động xuất khẩu lao động Đài Loan tại Việt Nam vẫn bình thường và xuất cảnh liên tục chỉ trên dưới 1 tháng.
Mặc dù COVID-19 ảnh hưởng rất mạnh tới nền kinh tế toàn thế giới tuy nhiên, các nhà máy xí nghiệp tại Đài Loan vẫn luôn hoạt động tốt và luôn luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân công.
Giới thiệu thị trường XKLĐ Hàn Quốc
Từ năm 2019 trở đi, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra quyết định chấp nhận người lao động Việt Nam sang xuất khẩu lao động tại Hàn. Đây là cơ hội cho những người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại nước ngoài với mức lương cao nhằm thay đổi cuộc sống.
Tuy nhiên để có thể sang Hàn Quốc làm việc, người lao động sẽ gặp phải những trở ngại nhất định như phải thi đỗ chứng chỉ EPS – Topik. Đây là chứng chỉ tiếng Hàn cơ bản để người lao động có thể giao tiếp được khi làm việc bên Hàn. Việc điểm thế nào sẽ tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, trong đó ngành cao nhất là nông nghiệp khi yêu cầu số điểm tối đa là 200.