Không tìm thấy Đơn hàng nào khớp với lựa chọn của bạn.

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

– Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích. Đây trở thành một trong những điểm đến tốt nhất dành cho các lao động Việt nam mong muốn kiếm thêm thu nhập và học hỏi kiến thức.

– Bên cạnh các công việc xuất khẩu truyền thống như xây dựng, may mặc, cơ khí, lắp ráp linh kiện, chế biến thực phẩm, thì tại thị trường Nhật Bản còn có các công việc khá ít thị trường lao động khác có như trồng và thu hoạch cà chua, trồng dâu tây, chăn nuôi bò sữa…
– Ngoài ra, mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản cũng có sự điều chỉnh và tăng đáng kể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 – 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
– Nhiều luật mới hỗ trợ thực tập sinh Nhật Bản được chính phủ nước này đưa ra như tăng thời gian làm việc tại Nhật Bản, tăng lương, hỗ trợ nguồn thông tin, hỗ trợ các vấn đề giảm thuế thu nhập, mở rộng ngành nghề tuyển dụng…
 
– Nhật Bản là một trong những Quốc gia có số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất hiện nay. Có rất nhiều công ty Nhật Bản tại Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam tạo việc làm, thu nhập cao cho lao động nước. Với các bạn Thực tập sinh hoàn thành hợp đồng trở về nước, cơ hội việc làm của các bạn tại Việt Nam mở rộng hơn rất nhiều.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐI XKLĐ TẠI NHẬT BẢN

Mức lương Xuất khẩu lao động Nhật Bản cao
– Mức lương trung bình của người lao động khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản cao hơn nhiều so với thị trường khác, cụ thể mức lương phải đến 24 – 35 triệu đồng/tháng với lao động phổ thông và 32 – 40 triệu đồng/tháng với lao động diện kỹ sư.
Chế độ phúc lợi và hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Nhật Bản rất tốt.
– Các chế độ phúc lợi như bảo hiểm, nghỉ phép, lương thưởng ở Nhật Bản thường được quy định rõ ràng. Người lao động được đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi nơi ăn, chỗ ở trong suốt thời gian hợp đồng. Được thưởng năng suất lao động và nghỉ phép, nghỉ lễ tết theo luật lao động của Nhật Bản. Thời gian làm việc 8 tiếng/ ngày. Thời gian làm thêm ngoài giờ bạn sẽ được tính lương tăng ca nhân hệ số.
Cơ hội nâng cao trình độ và tay nghề sau khi trở về nước.
– Với những lao động hoàn thành hợp đồng trở về nước, cơ hội việc làm tại Việt Nam mở rộng hơn rất nhiều. 
– Vốn kiến thức tiếng Nhật được tích lũy trong nhiều năm, tay nghề từ đó cũng được nâng cao. Cho nên để xin vào làm quản lý công nhân, trưởng bộ phận, hoặc phiên dịch viên là điều khá dễ dàng.
Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Tất cả các công ty Nhật Bản muốn tiếp nhận lao động người nước ngoài đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
• Quy mô công ty đủ lớn (theo từng mức độ mà xét duyệt số lương lao động)
• Không nợ thuế
• Báo cáo tài chính ổn định trong vòng tối thiểu 2 năm gần nhất
• Số lượng thực tập sinh bỏ trốn không vượt quá ngưỡng cho phép
• Ký túc xá đạt chuẩn
Không những vậy, khi làm việc tại các công ty Nhật, bạn sẽ được những lợi ích sau đây:
• Môi trường làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật
• Làm việc theo dây truyền, học cách làm việc nhóm
• Môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng
• Tiếp xúc công nghệ hiện đại, máy móc tân tiết
• Được học tiếng Nhật với người bản địa, nâng cao khả năng giao tiếp.

MỨC LƯƠNG NHÂN ĐƯỢC KHI ĐI XKLĐ TẠI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Lương cơ bản khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:
– Lương cơ bản là mức lương được ký trên hợp đồng chưa tính thêm tăng ca và chưa trừ tiền ăn ở, điện nước và thuế bảo hiểm… (khoản tiền bảo hiểm trừ bao nhiêu thì sau khi hết hạn hợp đồng về nước lao động sẽ được trả lại)
– Lương cơ bản sẽ dao động từ 120,000 yên ~ 200,000 yên (khoảng 25 triệu ~ 42 triệu) (tùy hình thức lao động). 
– Hiện nay, Nhật Bản đã thông qua hình thức visa Kỹ năng đặc định cho người lao động nước ngoài với nhiều chế độ, chính sách về lương tương đương người Nhật. 
Lương thực lĩnh của người lao động làm việc tại Nhật Bản:
– Là tiền lương thực nhận sau khấu trừ trực tiếp các khoản tiền sau:
• Tiền bảo hiểm, thuế
• Tiền nhà / ký túc xá
• Tiền nước, điện, ga
Sau khi trừ đi các khoản ở trên, người lao động sẽ nhận được về mức lương cuối cùng (gọi là lương thực lĩnh). Tiếp theo người lao động sẽ phải chi trả các khoản tiền sinh hoạt phí như tiền ăn, mua sắm quần áo, đi chơi,…
Lương tăng ca và cách tính lương tăng ca
– Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp Nhật Bản chỉ làm việc hành chính tối đa 8h/ngày ( từ thứ 2- thứ 6) và nếu như người lao động làm việc ngoài giờ hành chính thì các doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền lương cho người lao động và khoản tiền lương này được tính là tiền lương tăng ca với mức lương như sau:
– Làm thêm giờ ngày bình thường (vượt quá 8 giờ quy định) +25% lương cơ bản.
– Ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) +35% lương cơ bản.
– Làm từ 22h – 5h sáng +50% lương cơ bản + phụ cấp ăn đêm trực tiếp vào lương.
– Làm việc vào ngày lễ tết + 200% lương cơ bản
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của người lao động:
1. Tùy theo đặc thù ngành nghề:
– Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, giàn giáo, … thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, … là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nha
2. Tùy theo tính chất của công việc:
– Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, … là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau, tăng liên tục theo quý, theo chất lượng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm người lao động.
3. Tùy theo từng vùng miền nơi bạn làm việc:
– Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn). 
 

CHI PHÍ ĐỂ CÓ THỂ ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN:

– Do phần lớn các ứng viên đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật đều đến từ các vùng nông thôn của Việt Nam, công nhân có thu nhập thấp, không ổn định,… Nên điều kiện về kinh tế hạn hẹp. Đối với họ, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là một khoản tiền rất lớn. Để chuẩn bị đủ chi phí đi XKLĐ Nhật Bản là điều không dễ dàng gì?
– Chính vì vậy,  trước  khi quyết định đăng ký sang Nhật làm việc ở bất kỳ trung tâm hay công ty xuất khẩu lao động nào. Người lao động cần phải tìm hiểu thật kỹ tất cả các khoản chi phí đi Nhật. Dưới đây là những khoản chi phí đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản mà người lao động cần phải nộp.

1. Chi phí khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:

– Người lao động khi đăng ký đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì đều phải đi khám sức khỏe để kiểm tra xem sức khỏe có đáp ứng được điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản hay không. Mức phí này dao động từ 700.000 VNĐ ~ 2,000,000 VNĐ tùy bệnh viện.

2. Phí đào tạo tiếng Nhật trước và sau khi trúng tuyển:

Học phí tiếng Nhật trước khi thi tuyển đơn hàng:
– Để có thể làm việc tại Nhật Bản thì người lao động cần phải có trình độ tiếng Nhật cơ bản để có thể giao tiếp trong công việc cũng như trong sinh hoạt hằng ngày tại Nhật Bản. Với mỗi một hình thức lao động (Thực tập sinh, Kỹ năng đặc định, Kỹ sư) thì yêu cầu trình độ tiếng Nhật đối với người lao động trước sẽ khác nhau.
Học phí sau khi trúng tuyển đơn hàng:
– Người lao động sau khi trúng tuyển, công ty sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo tiếng Nhật và đào tạo người lao động để trang bị cho họ đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi sang xí nghiệp Nhật Bản làm việc. Thời gian đào tạo trung bình từ 3 – 5 tháng kể từ thời điểm có thông báo trúng tuyển.

3. Phí đào tạo nghề (nếu có)

4. Phí hồ sơ, dịch vụ:

– Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Tài Chính tại thông tư liên tịch số 16: Khoản chi phí này người lao động phải trả cho công ty, doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Theo quy định thì:
– Tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng xuất khẩu lao động 1 năm.
– Với đơn hàng 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ sẽ không được quá 3 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

5. Chi phí ký túc xá tại trung tâm xuất khẩu lao động (Nếu có):

– Phí ăn ở Trong thời gian đào tạo tiếng và kỹ năng làm việc, người lao động sẽ được bố trí nơi ở với trường hợp lao động ở xa nơi học tập. Trường hợp nếu lao động không có nhu cầu thì sẽ không cần mất khoản chi phí tiền nhà ở. Với mỗi lao động sẽ được công ty sắp xếp chỗ ở tại Ký túc xá. Nhìn chung, tùy thuộc vào những công ty khác nhau mà chi phí người lao động phải đóng cũng khác nhau.

6. Các phụ phí phát sinh khi tham gia học tại trung tâm xklđ:

– Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng cũng như năng lực làm việc, người lao động được cung cấp giáo trình, quần áo đồng phục, đồ dùng học tập...trong quá trình học tập.

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI NHẬT BẢN:

Bước 1 : Sơ tuyển đầu vào
– Để tham gia chương trình, các ứng viên phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản như độ tuổi, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn…Quá trình sơ tuyển ứng viên sẽ giúp lựa chọn ra các ứng viên đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Bước 2: Đăng ký, nộp phí đặt cọc và hồ sơ cần thiết
– Sau khi đáp ứng được được các điều kiện sơ tuyển đâu vào, người lao động đăng ký, nộp phí và Ký kết hợp đồng với Công ty
Bước 3 : Đào tạo tiếng Nhật, đào tạo nghề (phù hợp theo từng đối tượng lao động và yêu cầu đơn tuyển)
– Người lao động sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật, khóa học nghề tùy theo từng hình thức lao động để đáp ứng được yêu cầu của đơn tuyển.
Bước 4: Đăng ký đơn tuyển
– Người lao động được tư vấn đơn tuyển phù hợp sau đó đăng ký để phỏng vấn đơn.
Bước 5 : Phỏng vấn
– Phỏng vấn tiếng Nhật trực tiếp với nhà tuyển dụng hoặc phỏng vấn gián tiếp qua mạng internet như skype, zalo, line…
– Thi tuyển trình độ tay nghề: thi tay nghề, thi thể lực, thi kỹ năng, các bài test IQ (tùy nhà tuyển dụng)
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ sau trúng tuyển
– Người lao động được hướng dẫn các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản
Bước 5: Xin tư cách lưu trú (COE)
– Sau khi hoàn thiện, hồ sơ của người lao động sẽ được nộp lên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để xin Tư cách lưu trú (COE). Thời gian xét duyệt từ 3-6 tháng (tùy trường hợp)
Bước 6: Xin visa sau khi có tư cách lưu trú (COE)
– Sau khi có Tư cách lưu trú, công ty sẽ tiến hành xin visa cho người lao động tại Đại sứ quán Nhật Bản
Bước 7: Xuất cảnh
– Khi có visa, người lao động sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ xuất cảnh sang Nhật làm